Mang thai ở tháng thứ 5 là mẹ đã vượt qua được nửa hành trình và sắp được ôm ấp bé yêu và lòng. Ở tháng này cơ thể mẹ đã thích ứng hơn việc có em bé trong bụng nên mẹ sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn. Để đảm bảo con yêu phát triển tốt tới ngày chào đời, mẹ hãy tham khảo và áp dụng 4 phương pháp thai giáo ở tháng thứ 5 này nha. Mẹ nào chưa biết hoặc thai giáo chưa đủ có thể tham khảo để thêm vào lộ trình thai giáo của mình mẹ nhé!
1. Mẹ nên trò truyện cùng con mỗi ngày
Từ tháng thứ 5 trở đi, bé đã có những phản ứng khi nghe âm thanh từ bên ngoài. Mẹ nên dành thời gian nói chuyện cùng thai nhi. Ở giai đoạn này, mẹ có thể đọc truyện cho bé nghe hoặc tỉ tê trò truyện cùng con vào 1 khung thời gian nhất định mẹ nha.
Lợi ích mang lại:
- Tạo mối liên hệ gần gũi giữa mẹ cũng như các thành viên trong nhà với thai nhi.
- Giọng nói của mẹ tạo cho con cảm giác bình yên để bé an tâm phát triển tốt. Chưa kể, trẻ sinh ra sau này có khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng khá hơn hẳn so với bạn bè cùng lứa.
- Việc trò chuyện với con thường xuyên cũng là cách giúp kích thích phát triển tư duy của bé.
- Trẻ sẽ cảm nhận được tình thương, sự quan tâm mà bố mẹ dành cho mình. Điều này rất có ích về mặt phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ về sau.
2. Thai giáo bằng âm nhạc
Theo nghiên cứu, khi thai giáo hầu hết các bé đều thích nghe âm nhạc. Âm nhạc giúp bé được thư giãn, là dưỡng chất vàng nuôi dưỡng tâm hồn và trí não của thai nhi. Ngoài ra, âm nhạc du dương còn giúp mẹ bớt căng thẳng, bớt khó chịu trong thai kỳ và mẹ cũng ngủ giấc ngon hơn vs âm nhạc. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua phương pháp thai giáo tuyệt vời này nhé.
Hãy chọn cho con nghe những giai điệu nhẹ nhàng, tốt cho thai nhi như nhạc cổ điển, nhạc không lời, jazz cùng những bài hát nhẹ nhàng, mang ý nghĩa tích cực, mỗi lần nghe 10 – 15 phút và theo một thời gian biểu nhất định trong ngày. Lời khuyên là đừng nên ép bản thân phải nghe những thể loại mình không thích, vì điều này sẽ khiến tâm trạng mẹ buồn bực ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi nghe nhạc, tránh nghe với âm lượng lớn cũng như áp tai nghe vào bụng bé bởi môi trường nước ối sẽ khuếch đại âm thanh khiến bé khó chịu. Mẹo khi áp dụng phương pháp thai giáo này là bạn vừa cho con nghe nhạc hoặc hát cho con nghe nhằm tạo mối liên kết giữa mẹ và con.
3. Thai giáo thông qua các trò chơi
Ai bảo thai nhi trong bụng không thể chơi đùa cùng mẹ? Từ tháng thứ 5, con đã cảm nhận và phản hồi lại những kích thích từ bên ngoài rồi đấy. Mẹ lúc này có thể chơi trò chơi với con bằng cách khi thấy bé “tung cước” vào bụng hãy vỗ nhẹ vào vị trí con vừa đạp để đáp lại. Ban đầu, mẹ sẽ không thấy bé phản ứng trước hành động của mình nhưng cứ lặp đi lặp lại việc này thai nhi sẽ dần cảm nhận được sự quan tâm của bạn và sẽ đáp trả lại.
Phương pháp này sẽ giúp bé yêu có được sự thông minh, nhạy bén từ trong bụng mẹ.
4. Thai giáo bằng “Thiền”
Ngồi thiền là cách để mẹ giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai đồng thời giúp bạn kiểm soát tâm trạng, nâng cao sức khỏe. Nên nhớ, mọi cảm xúc của bạn trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến tính cách của con sau này. Nếu luôn trong trạng thái buồn bực, lo lắng, tức giận, bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, làm môi trường sống (nước ối) của bé bị “nhiễm độc”.
Trong quá trình thiền định, bạn cũng nên thai giáo ý niệm bằng việc hình dung về con yêu trong bụng như thế nào. Điều này vừa giúp mẹ quên đi mọi muộn phiền vừa để con yêu cảm nhận tình thương bạn dành cho bé.
Mẹ hãy kiên trì thai giáo cho con trong suốt 9 tháng thai kỳ nhé, con yêu của bạn sẽ rất nhanh nhẹn, nhạy bén và thông minh toàn diện nếu luôn cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của mẹ và mọi người trong gia đình!