TẠI SAO “TRẺ SƠ SINH” HAY BỊ NÔN TRỚ, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY??
Dạ dày của trẻ, đặc biệt là trẻ ở tuổi sơ sinh, phát triển chưa hoàn chỉnh với các đặc điểm: dạ dày nhỏ, thẳng và nằm ngang ở vị trí cao hơn so với người lớn nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược.
Cơ thắt thực quản dưới bình thường sẽ đóng lại khi dạ dày co bóp nhưng ở trẻ hoạt động này chưa được hiệu quả nên thức ăn dễ trào ngược lên khi dạ dày co bóp.
Trẻ sơ sinh chủ yếu là nằm nên thức ăn ứ lại dạ dày khá lâu cũng dễ bị trào ngược lên thực quản.
Thức ăn của trẻ chủ yếu là các loại thức ăn lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở.
Nhiều trường hợp bé háo ăn no quá cũng gây nên hiện tượng trào ngược.
CÁCH KHẮC PHỤC LÀ GÌ?
Sau khi trẻ ăn xong mẹ nên vỗ ợ hơi theo 2 tư thế sau:
– Tư thế bế vác: 1 tay đỡ cổ và lưng bé sau đó từ từ đặt cằm bé vào xương bả vai của mẹ. Tay còn lại mẹ khum núm tay và nhẹ nhàng vỗ vào vùng lưng cho bé. Lưu ý, nên đặt mặt bé nghiêng sang 1 bên để bé dễ thở hơn.
– Tư thế bế bé nằm sấp trên đòn cánh, khum núm tay lại và nhẹ nhàng vỗ vào vùng lưng cho bé.
THỜI GIAN VỖ Ợ HƠI LÀ BAO LÂU?
Việc vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh trong bao lâu phụ thuộc vào lượng khí nén lại trong dạ dày của bé. Thông thường các chuyên gia khuyến khích mẹ nên vỗ tới khi nào nghe thấy tiếng ợ nhẹ của con hoặc đến khi bé cảm thấy dễ chịu hơn thì dừng lại. ĐẶC BIỆT SAU KHI VỖ Ợ HƠI XONG MẸ NÊN CHO BÉ “NẰM VÀO GỐI CHỐNG TRÀO NGƯỢC” sẽ đảm bảo cho dạ dày của bé hoạt động tốt hơn và tránh được các bệnh liên quan đến trào ngược dạ dày ở trẻ.