Trong suốt 9 tháng thai kỳ mẹ bầu không thể thiếu 1 gối ngủ tốt cho bà bầu. Đây được xem là trợ thủ đắc lực cho mẹ giúp mẹ ngủ ngon hơn, thoải mái hơn. Khi mẹ khỏe thì thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn!
Hiện nay, có rất nhiều dòng gối bà bầu thông dụng. Mỗi loại gối có ưu nhược điểm và chức năng riêng, hãy cùng chúng tôi khám phá và chọn cho mình loại gối bầu phù hợp nhé!
1. Gối Bầu Cánh Tiên (Gối Kê Đỡ Bụng Bầu)
Gối kê bụng bầu thường được thiết kế nhỏ gọn, mẹ đặt gối dưới bụng hoặc sau lưng để hỗ trợ cho vùng bụng hoặc hông. Có các kiểu dáng gối kê hình tròn, tam giác hay cánh bướm (hay còn gọi gối cánh tiên, hình nơ).
Ưu Điểm: đơn giản, gọn nhẹ và dễ sử dụng, tiện mang theo khi ra ngoài. Đặc biệt tiện lợi với các mẹ bầu mang đi làm, kê ngủ nhẹ nhàng lúc nghỉ trựa. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể dùng kê lưng khi ngồi để giảm đau mỏi lưng. Điểm ưu việt nhất của gối là nâng đỡ bụng bầu khá tốt do có cấu tạo múi dốc thoải.
Một ưu điểm nữa của gối bầu loại này là giá thành khá rẻ, phù hợp với tài chính của tất cả các mẹ. Với những mẹ có điều kiện bình thường và chỉ dùng cho ít tháng thai kỳ thì gối cánh tiên là lựa chọn tốt nhất.
Nhược điểm: Vì thiết kế nhỏ gọn nên khi mẹ ở tháng cuối thai kỳ cần kết hợp kê gác chân, tay, cổ đồng thời thì gối cánh tiên không thể đáp ứng cùng lúc được.
Gối cánh bướm có phần gối hai bên nối với nhau bằng một đai vải. Mẹ nằm ngủ vừa được nâng đỡ phần bụng vừa được tựa lưng. Xoay bên trái hay bên phải, nằm ngửa đều thuận tiện và thoải mái. Mẹ không phải mất công giữ hay di chuyển gối.
Sau khi sinh có thể tận dụng làm gối chặn cho con rất hữu ích mà lại tiết kiệm.
2. Gối chữ C cho mẹ bầu
Ưu điểm gối chữ C: thiết kế gọn, ít chiếm diện tích giường. Độ dài vừa phải, kiểu dáng cân bằng tạo cho mẹ cảm giác chắc chắn và ít bị xê dịch khi ngủ. Có chiếc gối này mẹ bầu dễ dàng thực hiện các tư thế ngủ nghiêng tốt cho hai mẹ con.
Nhược điểm: gối không thể hỗ trợ cùng lúc cả bụng và lưng. Mẹ tựa lưng trên vòng cung chữ C thì sẽ cần thêm một chiếc gối kê dưới bụng. Ngược lại, mẹ ôm gối phía trước hỗ trợ bụng bầu thì cần chèn chiếc gối khác nâng đỡ lưng. Gối dài theo cả thân người nên sẽ có bất tiện khi mẹ bầu muốn xoay người cho đỡ mỏi mẹ sẽ mất nhiều công sức di chuyển thân mình hoặc chiếc gối khi thay đổi tư thế.
3. Gối bầu chữ U
Ưu điểm: Giúp hỗ trợ toàn thân, từ đầu, cổ, vai đến lưng, bụng, hông và chân đồng thời. Mẹ chỉ việc tận hưởng giấc ngủ ngon với cả cơ thể được thả lỏng thư giãn.
Nhược điểm: Gối khá cồng kềnh và chiếm không gian lớn trên giường. Do đó, nếu giường rộng rãi, thoải mái thì gối chữ U nên là lựa chọn hàng đầu của mẹ. Ngoài ra, gối chữ U cũng có mức giá thành khá cao khiến 1 số mẹ có thể lưỡng lự khi lựa chọn!
4. Gối bầu chữ J
Gối được thiết kế theo hình chữ J và có kích thước nhỏ gọn nhất trong các gối toàn thân.
Ưu điểm: Gối chữ J là chiếm ít diện tích giường ngủ. Phù hợp cho các mẹ thích nằm nghiêng và chuộng gối có thiết kế hỗ trợ đơn giản.
Nhược điểm: thực ra gối chữ J chỉ có thể sử dụng trong giai đoạn đầu và tam cá nguyệt thứ hai. Vì càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng trở nên nặng nề và cần một sự hỗ trợ toàn thân. Trong khi, gối không thể hỗ trợ cùng lúc cho cả bụng bầu và hông, lưng. Nếu mẹ tựa bụng thì lưng và hông không được nâng đỡ sẽ bị mỏi, bị đau. Nếu tựa lưng thì phải dùng gối khác kê bụng mới dễ chịu được. Chọn gác chân thì mẹ vẫn cần thêm một chiếc gối khác để gối đầu. Chọn gối đầu thì phải thêm gối gác chân để tránh bị chuột rút.
Và vì chỉ hỗ trợ được một phần cơ thể mẹ bầu nên mẹ nằm lâu một tư thế sẽ bị mỏi. Lúc này, đổi tư thế bằng cách xoay người hay quay gối đều nặng nhọc đối với mẹ. Thêm nữa là gối không có tác dụng hỗ trợ khi mẹ nằm ngửa.
Do đó, gối bà bầu chữ J chưa phải là lựa chọn gối ôm cho bà bầu lý tưởng. Mẹ cân nhắc khi mua sắm nhé.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ có thể chọn cho mình dòng gối bầu phù hợp nhất hỗ trợ thai kỳ tốt nhất. Ngoài ra để tìm hiểu thêm về Gối Chống Trào Ngược Cho Bé, Gối Chữ C Cho Bé Bú hãy liên hệ hotline 038.993.6804 or Page Gối chống trào ngược