Có nên mua gối chống trào ngược

Có nên mua gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, đây là câu hỏi của 90% các mẹ có con bị trào ngược. Trào ngược dạ dày, nôn trớ sữa xảy ra ở hầu hết các bé nhỏ và bé sơ sinh. Mẹ cần tìm hiểu và giúp bé cải thiện tình trạng này. Chấm dứt ọc trớ sữa sớm để bé có thể phát triển toàn diện.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì, tại sao bé bị trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn ở dạ dày trào lên thực quản. Hiện tượng này gặp nhiều ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và cả ở người lớn.

Trào ngược thường gây trớ ít sữa ra miệng, hoặc kèm theo tiếng ợ.  Tình trạng này thường xảy ra trong khi bú hoặc sớm sau khi bú. Trào ngược thực quản ở trẻ em có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý

Trào ngược sinh lý

Trào ngược dạ dày sinh lý là hầu hết có ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ sơ sinh. Bé ọc trớ sữa sinh lý trong thời gian dài có thể sẽ trở thành bệnh lý. Lý do gây nên hiện tượng này là vì:

  • Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện với các đặc điểm: dạ dày nhỏ, thẳng và nằm ngang nên dễ bị trào ngược
  • Cơ thắt thực quản dưới của trẻ hoạt động chưa được hiệu quả
  • Trẻ nhỏ thời gian nằm là chủ yếu nên thức ăn ứ đọng ở dạ dày lâu hơn
  • Thức ăn của trẻ ở dạng lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở
Ọc trớ sữa bé sơ sinh
Ọc trớ sữa bé sơ sinh

Trào ngược bệnh lý

Trào ngược bệnh lý ở trẻ ít gặp, trường hợp này mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Trào ngược bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng không tốt cho hệ đường ruột và hô hấp của trẻ.

Tác hại của trào ngược, ọc trớ sữa ở bé sơ sinh

  • Biến chứng về đường ruột: Trào ngược dạ dày ở mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Trẻ thường xuyên nôn trớ sẽ làm tăng lượng tiết axit ở dạ dày ảnh hưởng tới niêm mạc ruột.
  • Biến chứng về hô hấp: Do lượng axit từ dạ dày trào lên thực quản khiến trẻ dễ bị khò khè, ho kéo dài, đờm nhớt nhiều trong cổ họng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh hen suyễn ở trẻ.
  • Bệnh răng miệng và tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược do bệnh lý có khả năng bị viêm tai, viêm xoang, lâu dần có thể bị mòn răng, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi và chức năng nhai nuốt của trẻ.
  • Chứng biếng ăn: Hầu hết các bé bị trào ngược sẽ ăn ít và biếng ăn hơn những trẻ bình thường. Nguyên nhân, do trào ngược mỗi lần ăn bé bị khó chịu gây nên sợ ăn, ngại ăn,… lâu dần hình thành nên chứng biếng ăn khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

Chăm sóc bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi trẻ có dấu hiệu trào ngược sinh lý, ọc trớ sữa sau ăn mẹ cần làm gì? Mẹ cần theo dõi bé, nếu bé ăn ngủ và chơi bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Trường hợp này gọi là trào ngược sơ sinh (trào ngược sinh lý) mẹ cần giúp bé.

  • Mẹ nên chia nhỏ cữ ăn cho bé, nêu bé ti sữa công thức, mẹ chỉ nên trữ sữa không quá 2 tiếng.
  • Không để trẻ ăn quá no mỗi lần
  • Sau ăn mẹ không nên đặt bé nằm trên bề mặt phẳng ngay lập tức. Mẹ nên giữ nguyên tư thế bế trẻ lúc bú khoảng 15 – 20 phút. Động tác này giúp thức ăn loãng (sữa) trong bụng trẻ ổn định và không bị sóc gây nôn trớ.
  • Khi đặt bé nằm, mẹ có thể kê cao 1 chút phần thân trên của bé để thức ăn không bị trào ngược
  • Mẹ cũng có thể vỗ ợ hơi cho bé sau ăn
  • Với bé cơ địa dễ trào ngược và mẹ nhiều sữa không nên đế bé vừa nằm vừa ăn

Có nên mua gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh

Gối chống trào ngược là sản phẩm được nghiên cứu phù hợp với hầu hết các bé bị trào ngược. Hầu hết các bé sơ sinh sẽ gặp tình trạng này trong khoảng 6 tháng đầu đời hoặc hơn. Vậy có nên mua gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh? Câu trả lời là: Rất và cần thiết mua gối chống trào ngược với bé bị trào ngược nha mẹ. Không những giúp bé giảm dần ọc trớ sữa mà gối còn giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ bớt lo lắng hơn,….

Gối chống trào ngược dùng làm gì

Gối chống trào ngược được dùng cho bé bị trào ngược, ọc trớ sữa sau ăn, bé hay quấy khóc, ngủ giật mình, bé hay rướn hoặc bé hay bám mẹ. Ngoài ra, gối chống trào ngược còn giúp bé tập lẫy, tập ngồi,….. đa năng và tiện lợi.

Hầu hết các bé đều thích dùng gối chống trào ngược đặc biệt thích nằm chơi và ngủ trên gối. Tuy nhiên, để bé phát triển toàn diện hệ vận động thô và tinh cũng như phát triển tốt hệ xương cho bé thì mẹ không nên lạm dụng gối để bé nằm quá lâu. Bé nhỏ chưa thể tự thay đổi tư thế nằm, vì vậy mẹ cần giúp bé điều chỉnh các tư thế giúp bé nằm được thoải mái hơn. Mẹ có thể tìm hiểu về dòng gối chống trào ngược cao cấp cho bé G&V-mama.

Cách dùng gối chống trào ngược G&V-mama đúng cách cho bé

  • Phần đáy lõm giữa gối, mẹ đặt mông của bé. Khi bé ở 0 ngày tuổi, mẹ đẩy mông bé nằm sát đầu lõm nhất. Mẹ nên kê thêm 1 chiếc khăn mỏng dưới mông bé.
  • Phần cao hơn của gối là phần mẹ đặt thân trên của bé gồm lưng và đầu bé. Bước này, mẹ đảm bảo đầu bé nằm ở vị trí cao nhất. Mẹ lưu ý, không được đặt đầu bé nằm ngửa quá ra phía sau của gối sẽ rất nguy hiểm.
  • Phần thấp hơn của gối là phần nâng đỡ chân bé, phần này khi bé nhỏ dưới 4 tháng, bé sẽ nằm trọn vào gối. Lớn hơn 4 tháng, chân bé sẽ dư ra ngoài, việc này ko ảnh hưởng tới chức năng thường của gối. Mẹ yên tâm cho bé dùng tới 2 năm nha.
Gối chống trào ngược dùng cho bé sơ sinh
Gối chống trào ngược dùng cho bé sơ sinh

Một số lưu ý khi mẹ dùng gối cho bé

  • Mẹ không được đặt đầu bé ngửa quá ra sau rất nguy hiểm và gây khó thở cho bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ form gối trước khi mua, nhiều nơi thiết kế lõm quá cao khiến thân trên của bé nằm không vừa vặn.
  • Mẹ cần thiết chỉnh lại tư thế đúng cho bé để không gây ảnh hưởng tới hệ xương.
  • Không nên quá lạm dụng công dụng của gối. Mẹ chỉ nên đặt bé nằm từ 1 – 3 tiếng/lần

 

Trả lời

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger
%d bloggers like this: