Khò khè ở bé sơ sinh và cách khắc phục

Lướt vài vòng ở các diễn đàn hay group “Làm mẹ, chăm bé sơ sinh,…” bạn sẽ thấy vô vàn bài hỏi: Bé em bị ho, khò khè về đêm, phải làm như nào cho bé dễ thở ah? Em mới sinh em bé, đêm đến là bé thở rít hay khò khè, cho em xin cách chữa ah….. Để giải quyết vấn đề này, mẹ lưu ý 2 món đồ “GỐI ĐẦU GIƯỜNG” cần phải có là gì?

1. Lọ “Tinh Dầu Tràm” – nếu có tinh tràm ngâm hoa nén càng tốt nhé.

Công dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm là giữ ấm, kỵ gió rất tốt và an toàn khi dùng cho trẻ từ sơ sinh. Tình dầu tràm có tính nóng nên mẹ lưu ý nên lấy 1 lượng nhỏ dùng cho bé.
– Cách dùng: Lấy 1 lượng rất ít (tùy vào độ tuổi của bé) xoa đều vào lòng bàn tay sau đó message nhẹ nhàng vào các vị trí: Trước lồng ngực, sau lưng phía trên vị trí phổi, sau 2 tai và lòng bàn chân. Tuyệt đối không bôi vào bàn tay, vùng mặt, vùng gần mắt và vùng mắt của bé.
Mẹ cũng có thể nhỏ 1 vài giọt tinh tràm vào chậu nước tắm cho bé. Nếu bé khò khè mẹ có thể xoa vào lòng bàn tay r đặt trước mũi bé hoặc xoa xung quanh phần quần áo, chăn gối nơi bé nằm.
Note: Nên sử dụng vào buổi sáng sớm, buổi tối trc khi đi ngủ và sau khi tắm.
Tinh dầu tràm hoa nén
Tinh dầu tràm hoa nén

2. Nước muối sinh lý 0,9% (Natri clorid 0.9%): Loại dùng cho trẻ tư sơ sinh

  • Cách dùng: Nên rửa mắt cho bé từ 1-2 lần/ngày bằng cách dùng gạc bông thấm lau rửa xung quanh vùng mắt, lấy gỉ mắt cho bé. Có thể dùng nước msl thấm vào gạc và rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Trường hợp bé nghẹt hoặc sổ mũi, mẹ có thể nhỏ nước msl trực tiếp vào mũi để đảm bảo mũi bé thông thoáng, hạn chế khò khè.
Natri clorid 0.9%

Khi mới sinh trẻ thường chưa kịp thích nghi với môi trường ngày nên mẹ hãy theo dõi bé thường xuyên. Khi bé chớm có dấu hiệu hãy thực hiện ngay 2 biện pháp trên để đạt hiệu quả cao nhất.

Trường hợp bé có những dấu hiệu khác thường như thở rít, thở kéo dài tạo hõm bụng, bé quấy khóc,… mẹ hãy đưa bé ngay đến các cơ sở y tế để được tham khám phù hợp.

Trả lời

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger
%d bloggers like this: